Thứ Ba, 26 tháng 11, 2024

Cách bứt phá điểm Đọc Hiểu N3, N2 giai đoạn cuối! Bạn biết chưa?

Mặc dù đã Kosei đã đưa ra rất nhiều cảnh báo về việc: nên học ĐỌC - NGHE NGAY TỪ ĐẦU khi bắt đầu học N3, N2! Đặc biệt là ĐỌC HIỂU! Vốn dĩ là ĐỌC và HIỂU nên cần học cách phân tích câu, chia khung câu, học quy tắc dịch câu... để hiểu đúng. Hiểu đúng câu thì mới phân tích được chính xác. Bài viết dưới đây Kosei sẽ đưa ra cho các bạn bí quyết bứt phá điểm đọc hiểu N3, N2 giai đoạn cuối, các bạn cùng tìm hiểu với Kosei nhé!

bí quyết đọc hiểu tiếng nhật, tiếng nhật đọc hiểu, bứt phá điểm đọc hiểu, jlpt, kỳ thi jlpt, học tiếng nhật, tiếng nhật, kosei, trung tâm tiếng nhật kosei, kosei nihongo, tiếng nhật n2, tiếng nhật n3, n2, n3

Hiểu đúng từ việc hiểu

1. Hiểu Câu hỏi

2. Hiểu Đoạn văn khoanh vùng đáp án. ( dựa trên việc phân tích câu hỏi)

3. Hiểu đúng, dịch đúng 4 phương án lựa chọn.

Nhưng Kosei thấy vẫn nhiều bạn tập trung quá nhiều vào TỪ VỰNG, NGỮ PHÁP, chờ học xong từ vựng - ngữ pháp mới học đọc và nghe! Và giờ, vài tháng đã trôi qua, từ vựng - ngữ pháp cũng "dắt lưng" được kha khá, các bạn vẫn than thở với Kosei: Em liệt đọc mất thôi. Làm thế nào để cải thiện đọc hiểu???

Đến giai đoạn này, để thay đổi hẳn tư duy đọc hiểu, học lại từ đầu phân tích câu thì hơi trễ mất rồi! Nhưng dù sao các bạn đã xác định dự thi, cũng đã trang bị được ít nhiều kiến thức thì cùng nhau cố gắng vận dụng hết mọi thứ mình có để biến thành điểm số nhé ạ!

Có 2 vấn đề lớn cần giải quyết cho ĐỌC HIỂU ở giai đoạn này:

1. Vấn đề kiểm soát, quản lý thời gian.

2. Cách làm bài để nâng cao tỉ lệ chọn đúng - trúng - nhanh.

Đề thi N2 đã gộp cả Từ vựng - Ngữ pháp - Đọc hiểu vào cùng 1 phần thi với tổng số thời gian là 105 phút.

Các bạn dành tối đa là 45 phút cho phần Từ vựng - Ngữ pháp (hết mondai 9 - Đục lỗ).

Và dành TỐI THIỂU là 60 phút cho phần ĐỌC HIỂU nhé ạ!

Việc phân bố 60 phút này cho 20 - 21 câu đọc hiểu cũng là cả 1 vấn đề.

Kosei có 1 vài gợi ý dành cho các bạn như sau:

- Làm chắc phần từ vựng - ngữ pháp đầu tiên, không quá 45 phút.

- Phần đọc:

+ Làm tìm kiếm thông tin trước: Trong lúc còn tỉnh táo. ( Tối đa 7 phút)

+ Làm dạng đoản văn: Ưu tiên dạng bài thư, mail, thông báo ( Tối đa 5 câu đoản văn trong vòng 12 phút)

+ Làm bài dạng so sánh ( Tối đa 8 phút) ss đã hướng dẫn cách làm bài này để tối ưu thời gian và không bị loãng thông tin trong bài.

+ Làm 3 bài trung văn: Mỗi bài không quá 8 phút ( Tổng 3 bài không quá 25 phút.

+ Làm bài trường văn: Không quá 10 phút.

Hãy biết BUÔNG BỎ, đừng tham, cố đọc, cố làm! Vì bạn có để ý những câu bạn làm cố, thường vẫn chọn sai không ạ? (Hơi buồn nhưng đó là sự thật).

2. Về phương pháp chọn Nhanh - Đúng cho mỗi dạng bài

BÀI TÌM KIẾM THÔNG TIN

Hãy đọc kỹ phần tình huống, các thông tin về đối tượng ( mình hay gọi vui là các thông tin trên chứng minh thư ấy, bao gồm: TÊN, TUỔI, NGHỀ NGHIỆP, NƠI SINH SỐNG, NHỮNG NGUYỆN VỌNG, YÊU CẦU MONG MUỐN...Mọi thông tin đều sẽ cần dùng khi đối chiếu với bảng thông tin nhé ạ!

Chú ý 1 số cách diễn đạt:

しか ~ない: Chỉ có thể...

対象以外: Không thuộc đối tượng được bàn đến ( ví dụ khí được hưởng ưu đãi, giảm giá -> ko được tính )

~以降:Kể từ thời điểm. Ví dụ 9月以降 thì tức là có thể tham gia từ tháng 9 trở đi! Chứ ko phải từ tháng 10.

~三人で: Tổng cộng là 3 người tham gia

~三人と: Đi với 3 người khác -> Tổng là 4 người tham gia

-> Để tính tổng số người tham gia và tính tiền cho chính xác.

Nói chung, được phép dùng bút gạch chân vào bài nên khi đọc phần câu hỏi, tình huống, hãy gạch chân -> Đi tìm thông tin tương ứng, nếu phần nào gạch chân mà chưa thấy dùng đến là phải thấy nghi ngờ, cấn cấn ngay.

Hãy để ý đến các dấu hoa thị, dấu sao, chú ý, chữ in nghiêng, in nhỏ dưới các phần thông tin chính! -> ĐÓ MỚI LÀ CÁC CHỖ BẠN DỄ BỎ QUA NHƯNG NÓ CỰC KỲ QUAN TRỌNG.

5 bài đoản văn

Ưu tiên dạng bài thư, mail, thông báo! Vì ít nhất là người ta viết thoáng chữ, xuống dòng từng đoạn, ý rõ ràng nên dễ nhìn.

Hầu hết là thư, mail trang trọng => không quá coi trọng phần từ ngữ lịch sự, trang trọng, sẽ bị khó hiểu nội dung! Cố gắng nắm bắt nội dung chính nằm phía sau các cách diễn đạt:

さて/つきまして/この度

Yêu cầu chính thường ở những cách diễn đạt sau:

~ください/お願いいたします...

Những bài đoản văn khác:

Nếu là dạng hỏi ý kiến tác giả thì nếu cố gắng đọc đoạn đầu/ đoạn cuối là nắm bắt được ý chính.

Nếu là dạng bài hỏi về keyword trong bài thì đọc lướt nhanh cả bài, tìm chỗ có kyeword thì đọc chậm - kỹ - chính xác và ưu tiên đáp án nằm trong đoạn / câu văn đó.

Lưu ý những khái niệm mang tính tuyệt đối như:

全部/すべて/最も/一番大切/必ず/~なければならない

Nếu trong bài không nêu rõ thì tuyệt đối không chọn đáp án chứa những từ này.

Dạng bài so sánh

Các bạn thường mất thời gian đọc lần lượt cả 2 bài -> vừa mất thời gian/ vừa bị nhiễu thông tin.

Nên làm:

- Trước hết đọc cả câu hỏi: Thường 1 câu là hỏi điểm chung của cả A, B, câu còn lại là hỏi điểm riêng.

Câu điểm riêng thì có thể loại trừ ngay những đáp án chứa: AもBも...

- Đọc 4 phương án của câu 1 ( Chỉ đọc nội dung chứa thông tin của A -> Đọc đoạn văn A -> Loại bỏ những phương án không chứa nội dung ở A.

Đọc B -> đối chiếu và lựa chọn

Diễn đạt hơi khó hiểu thì các bạn có thể xem video ss giải đề thực chiến để hiểu rõ hơn nhé ạ!

Tóm lại là phần bài này khá dễ ăn điểm, giảm bớt được rất nhiều thời gian làm bài theo cách làm truyền thống.

3 bài trung văn

Nếu là những câu hỏi thuộc dạng: GẠCH CHÂN, TỪ CHỈ THỊ thì tự tin tìm đoạn/ câu văn chứa phần gạch chân, từ chỉ thị đó => Dịch thật kỹ và đối chiếu với 4 phương án.

ƯU TIÊN những đáp án thuộc phần đã khoanh vùng.

Nếu câu hỏi không có phần gạch chân thì TỰ GẠCH CHÂN CÁC KEYWORD trong lúc đọc câu hỏi để KHOANH VÙNG PHẠM VI ĐÁP ÁN và lại làm theo cách ở trên.

Bài trường văn

Bài này thường đánh gục tâm lý chúng ta, chỉ vì nó DÀI, chứ chưa chắc nó đã KHÓ.

Chú ý đọc đoạn văn đầu tiên, để hiểu nội dung triển khai của cả bài (Văn nào chả viết theo kiểu tổng - phân - hợp, hay quy nạp - diễn giải) (PHẦN NÀY ÁP DỤNG VỚI CẢ TRUNG VĂN nha các bạn).

Đọc câu hỏi -> Khoanh vùng đáp án -> Đối chiếu 4 phương án để lựa chọn câu đúng.

KHÔNG NÊN ĐỌC HẾT CẢ BÀI -> Chắc chắn không đủ thời gian mà còn làm loãng thông tin -> khó chọn đáp án.

Một điều quan trọng: Khi đặt bút chọn phương án nào, luôn trả lời được câu hỏi:

Ở ĐÂU? CHỖ NÀO BẢO THẾ?

Vì mọi đáp án đều nằm trong bài ( ở hình thức những cách diễn đạt tương tự, đồng nghĩa) chứ không nằm ở việc : EM NGHĨ THẾ/ EM ĐOÁN VẬY/ CHẮC LÀ THẾ...

Không còn quá nhiều thời gian để mong muốn manten cho phần đọc, nhưng ss tin rằng nếu bạn áp dụng những kỹ năng ss chia sẻ, chắc chắn bạn sẽ không còn sợ liệt đọc hiểu nữa, cũng sẽ mong muốn cải thiện hơn điểm số cho phần này! Có thể là 30, 40 hay thậm chí 50 điểm nha!

Giai đoạn này, cày đề là đúng rồi nhưng riêng phần đọc, đừng cày quá nhiều, tràn lan khi điểm số không tăng qua mỗi lần làm bài!

Hãy dành thời gian NGẪM/ NGHĨ sau mỗi bài làm để rút ra kinh nghiệm, tránh lặp lại các lỗi sai tương tự cho lần làm bài sau nhé ạ!

CHỈ NÊN CÀY TỪ VỰNG, NGỮ PHÁP - NGHE HIỂU.

3. PHẦN NGHE HIỂU

Tầm này nên nghe nhiều mondai 4 để gần như THUỘC LÒNG các cách diễn đạt trong các tình huống! -> Dễ nắm bắt, đỡ ong thủ!

Mondai 5 không quá khó như bạn nghĩ. Vấn đề thử thách là sự tập trung (khi đây là mondai cuối cùng của phần nghe và của cả đề thi, cuộc thi) -> tập nghe mondai này để duy trì sự tập trung -> Thì các mondai ngắn 1, 2, 3 cũng sẽ thấy đỡ hơn).

Tuần cuối rồi, bứt phá và NHẤT ĐỊNH RINH BẰNG nha các bạn!

Trên đây là chia sẻ Bí quyết bứt phá điểm đọc hiểu N3, N2 giai đoạn cuối của Kosei. Hi vọng, bài viết này đã mang lại cho các bạn đọc những thông tin và kiến thức hữu ích nhất!

Xem thêm các bài viết liên quan cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei:

>>> Luyện thi JLPT: Mẹo làm bài đọc hiểu trong bài thi JLPT N5 - N1

>>> Bắt bệnh và chữa bệnh khi làm phần đọc hiểu N2 - N3

>>> Chỉ cần 2 cách dịch bài đọc tiếng Nhật nhanh chóng

>>> Đọc hiểu nên đọc bài nào trước, bài nào sau?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét