Thứ Năm, 31 tháng 10, 2024

Cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật N3 kết hợp với という

Chúng ta hãy cùng "Phân biệt 4 cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật kết hợp với という" nhé! Trong bài viết này trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ giúp các bạn tổng hợp và phân biệt tất cả các mẫu ngữ pháp liên quan đến という trong ngữ pháp N3, N2. 

Phân biệt 4 cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật N3 kết hợp với という

ngữ pháp tiếng nhật n3 kết hợp với という, Phân biệt 4 cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật N3 kết hợp với という, Phan biet 4 cau truc ngu phap tieng Nhat N3 ket hop voi という, ngữ pháp tiếng nhật n3, ngữ pháp という, phân biệt 4 cấu trúc という

1. ~といった

* Cấu trúc ngữ pháp: N1, N2, … + といったN

* Ý nghĩa: Ví dụ như là, chẳng hạn như là, như là,…: N1, N2 là những danh từ mang tính liệt kê về danh từ N được nhắc đến.

* Ví dụ:

(1) この国(くに)にはサッカー、野球(やきゅう)といったスポーツが盛(さか)んです。

     Ở nước này, các môn thể thao như là bóng đá, bóng chày thì khá phổ biến.

(2) 私(わたし)はテーキ、お菓子(かし)といった甘(あま)いものが好(す)きです。

     Tôi thích những đồ ngọt như là bánh, kẹo.

(3) 私(わたし)は日本(にほん)、韓国(かんこく)といった国(くに)に旅行(りょこう)したことがあります。

     Những nước như là Nhật hay Hàn Quốc thì tôi đều đã đi du lịch qua rồi.

2. ~といっても

* Cấu trúc: V thông thường/Aい/Aな/N + と言っても

* Ý nghĩa: Mặc dù nói là… nhưng.... Diễn tả thực tế khác với những điều mong đợi

* Ví dụ:

(1)  日本(にほん)は物価(ぶっか)が高(たか)いといっても、安(やす)いものもありますよ。

      Dù nói là Nhật Bản giá cả cao, nhưng cũng có những đồ rẻ mà.

(2)  料理(りょうり)ができるといっても、野菜(やさい)をゆでるぐらいです。

      Dù nói là có thể nấu ăn nhưng mà chỉ cỡ là luộc rau thôi

(3) 夏休(なつやす)みといっても、まだ学校(がっこう)に行(い)かなければなりません。

     Dù nói là nghỉ hè mà vẫn phải đến trường

3. ~といえば・~というと・といったら

* Cấu trúc:  Thể thông thường (A/V/N) + といえば・~というと・といったら

Tuy nhiên, với N không thêm だ.

* Ý nghĩa: Nói đến…thì, Nhắc đến …thì… Diễn tả về việc nhớ ra, liên tưởng về một yếu tố làm đặc trưng, đại diện cho sự vật, sự việc.

* Ví dụ:

(1) 日本(にほん)といえば、まず富士山(ふじさん)ですね。

     Nói về Nhật Bản thì trước hết phải là núi Phú Sĩ nhỉ.

(2) サッカーというと、昨日(きのう)の試合(しあい)どうだった?

     Nói đến bóng đá mới nhớ , trận hôm qua sao rồi?

(3) ベトナム料理(りょうり)といったら、フォーでしょうね。

     Nói đến đồ ăn của Việt Nam thì có lẽ phải kể đến phở.

4. ~からといって

* Cấu trúc: Thể thông thường + からといって

* Ý nghĩa: Chỉ vì lý do đó (cho dù)…thì …

Cấu trúc này cuối câu thường là những câu phủ định như là: いけない、わけだはない、とは限らない,…

* Ví dụ:

(1) 一度(いちど)や二度失敗(にどしっぱい)したからといって、あきらめてはいけない。

     Chỉ vì một hai lần thất bại thì không được bỏ cuộc

(2) 恋人(こいびと)だからといって、私(わたし)のメッセージを読(よ)むなんて許(ゆる)せない。

    Dù là người yêu thì cũng không thể tha thứ được nếu đọc tin nhắn của tôi

(3) 日本(にほん)に住(す)んでいたからといって、日本語(にほんご)が話(はな)せるようにならない。

     Dù có đang sống ở Nhật thì cũng không phải là có thể nói được tiếng Nhật.

Trên đây là phân biệt 4 cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật N3 kết hợp với という. Hi vọng, bài viết đã mang lại cho các bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích!

Học bài sau cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nha!! 

>>> Kinh nghiệm học nghe nói tiếng Nhật nhanh và chuẩn

>>> Những mẫu câu nghe thường gặp trong phần Mondai 5 - JLPT N3

>>> Kotowaza – Những câu ngạn ngữ hay và thâm thúy của người Nhật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét